Nhảy đi sông ơi…
Nhắc tới nhạc sĩ Phó Đức Phương, khán giả yêu nhạc sẽ nhớ tới những ca khúc nổi tiếng như: Hồ trên núi, Chảy đi sông ơi!, Trên đỉnh Phù Vân, Không thể và có thể, Về quê… Mỗi tác phẩm là một câu chuyện kể bằng âm nhạc, đó có thể là tình yêu đôi lứa, hay tình yêu quê hương đất nước.

Nếu ai đã nói chuyện với ông một lần sẽ luôn nhớ tới sự tếu táo, hài hước của người nghệ sĩ ấy. Chất nghệ sĩ trong ông thể hiện từ mái tóc xoăn đến những câu chuyện thú vị của âm nhạc.”.

Kể về chuyện bệnh tật, ông nhẹ nhàng tâm sự: “Đầu tháng 3 năm nay, khi các bác sĩ bệnh viện Việt - Xô thông báo, tôi bị ung thư tụy và đã di căn ở đầu cấp độ 4, tế bào ung thư đã lan sang gan và ổ bụng, tôi chẳng giật mình cũng không choáng váng và hoang mang gì cả. Tôi chỉ nghĩ: Lại vất vả đây, lại phải vượt khó và lội ngược dòng đây.

Bây giờ tôi mới nghĩ lại, cách đây khoảng một tháng, nếu không có sức khỏe và sự bền bỉ được tích lũy suốt mấy chục năm trời thì có thể “đứt” như bỡn. Mình vẫn cứ lì lợm kiên trì, rồi dần dần vượt qua. Cùng với phác đồ điều trị và qua kiểm tra, làm các xét nghiệm mọi chỉ số về y học tạm thời ổn định, tôi thấy phương pháp điều trị đã và đang đi đúng hướng và ngày một tốt hơn”.

Mỗi ngày khi rảnh rỗi, nhạc sĩ Phó Đức Phương đều dành thời gian thư giãn bằng cách nghe lại những nhạc phẩm của mình. Ông lạc quan và có niềm tin với khoa học hiện đại, với đội ngũ y bác sĩ và có niềm tin với bạn bè, gia đình…

Ông bảo: “Số tôi may mắn, nhờ có sự động viên, đùm bọc đầm ấm của mọi người, đặc biệt của đội ngũ y bác sĩ mà tôi có thêm động lực, thêm niềm tin và hy vọng. Đây là liều thuốc tinh thần giúp tôi thêm mạnh mẽ”.

Nhạc sĩ Phó Đức Phương sinh năm 1944, năm 1962 lúc 18 tuổi, ông vào học khoa Toán trường đại học Sư phạm và sau đó 3 năm, ông làm việc tại nông trường chăn nuôi thuộc nông trường Cửu Long (Hoà Bình). Vẫn tưởng, suốt đời ông sẽ gắn bó với công việc ở nông trường, nhưng rồi, tình yêu âm nhạc lại khiến ông phải bước đi. Bỏ lại công việc ổn định, năm 1996 ông quyết thi vào trường Âm nhạc Việt Nam và từ đó đến nay, người nhạc sĩ ấy cho ra đời nhiều tuyệt phẩm. Những ca khúc của ông đã nằm lòng nhiều thế hệ yêu nhạc.

Tôi tin mình làm đúng, nhiều người bảo, sao Phó Đức Phương cứ đi “cãi hộ”, ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng thế? Tôi làm vì trách nhiệm, vì sự văn minh của âm nhạc Việt Nam. Phải biết đứng lên trên mọi sự khen chê thì mới công tâm được.

Nhắc đến Phó Đức Phương bên cạnh những ca khúc đình đám người ta còn nhớ đến ông trên cương vị bảo vệ chất xám của các nhạc sĩ. Nói về việc “làm sếp” ở trung Tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam, ông kể: “Đầu những năm 2000, tình trạng vi phạm bản quyền âm nhạc ở Việt Nam rất nghiêm trọng, ý thức về bản quyền của người dân gần như bằng không. Tôi đã phải lấy chữ ký của 200 nhạc sĩ cả nước, khẩn thiết kiến nghị Quốc hội và Chính phủ xem xét tình trạng xâm hại quyền tác giả âm nhạc ở Việt Nam. Đến tháng 4/2002, Trung tâm được ra đời”.

Gần 20 năm (2002 – 2019) làm giám đốc Trung tâm, nhạc sĩ Phó Đức Phương gặp vô vàn thị phi, nhưng“gã đầu bạc”chưa bao giờ lùi bước. Ông lao vào những trận chiến, bất chấp bươu đầu mẻ trán, bởi ông tin mình đang làm việc đúng đắn. “Cứ mỗi khi có thắc mắc ở đâu, là tôi lại ngồi lại nói chuyện với họ, giải thích từ luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam đến Công ước Bern…

“Ông ấy tự học luật, tự học tiếng Anh, ăn cơm nhà, đi đòi tiền bản quyền cho các nhạc sĩ. Ông ấy đã hy sinh thời gian sáng tác của mình để lao vào một lĩnh vực đầy khó khăn, bị nghi ngờ đủ điều. Ông ấy làm việc rất nghiêm túc, không hề có chuyện tư túi như lời đồn”. Nhà văn Trần Thị Trường chia sẻ

Tôi tin mình làm đúng, nhiều người bảo, sao Phó Đức Phương cứ đi “cãi hộ”, ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng thế? Tôi làm vì trách nhiệm, vì sự văn minh của âm nhạc Việt Nam. Phải biết đứng lên trên mọi sự khen chê thì mới công tâm được ”, ông tâm sự với PV Người Đưa Tin Pháp Luật.

Nhà văn Trần Thị Trường cho biết, bà thực sự khâm phục nhạc sĩ Phó Đức Phương. Cách đây 20 năm, khi khái niệm về bản quyền âm nhạc vẫn còn chưa định hình ở Việt Nam, nhạc sĩ Phó Đức Phương đã dám đi vay tiền để thành lập Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, chính ông đã làm cho cách sử dụng âm nhạc ở Việt Nam văn minh hơn rất nhiều.

Nằm trên giường bệnh vẫn“chỉ đạo nghệ thuật
Ở tuổi ngoài 70, cuộc sống của nhạc sĩ Phó Đức Phương khá viên mãn khi 3 người con của ông đều thành đạt. Con gái đầu là Phó Vũ Thư hiện đang là giảng viên trường Nghệ thuật Hà Nội. Con gái thứ hai là Phó Lệ Chi làm tại đài truyền hình Hà Nội. Hai cô con gái đã ổn định gia đình. Cậu con trai út Phó Đức Hoàng đã tốt nghiệp sang tác nhạc viện Boston, Mỹ. Mặc dù đang nằm trên giường bệnh, “gã đầu bạc” Phó Đức Phương vẫn tràn đầy lạc, sung sức trong việc sáng tác âm nhạc. Ông dự định viết về những nhân vật lịch sử để những thế hệ sau này sẽ nhớ về những anh hùngáo vải của dân tộc thông qua các sáng tác của ông.

Bây giờ tôi mới nghĩ lại, cách đây khoảng một tháng, nếu không có sức khỏe và sự bền bỉ được tích lũy suốt mấy chục năm trời thì có thể “đứt” như bỡn.

Tối 10/7 tới đây, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, gia đình nhạc sĩ Phó Đức Phương cùng những nghệ sĩ, bạn bè thân thiết của ông sẽ tổ chức đêm nhạc với tên gọi Khúc hát phiêu ly. Đêm nhạc có sự tham gia của các ca sĩ Thanh Lam, Mỹ Linh, Tùng Dương, Minh Thu,... Đặc biệt, hai con của nhạc sĩ Phó Đức Phương là Phó Vũ Thư và Phó Đức Hoàng cùng cháu gái Phó An My cũng sẽ góp mặt. Đây được coi là món quà tinh thần để tiếp thêm sức mạnh cho nhạc sĩ vượt qua bạo bệnh, đồng thời tôn vinh những giá trị âm nhạc mà Phó Đức Phương cống hiến cho nền âm nhạc Việt Nam trong hơn 50 năm qua.

“Nhạc sĩ nói cuộc đời luôn phải đối diện với những thử thách, thì bây giờ lại là một thử thách mới. Khi nhìn thấy nụ cười của chú, nghe chú nói chuyện, tôi tin rằng với trách nhiệm đối với chính mình và trách nhiệm với âm nhạc, chú sẽ vượt qua. Chú vẫn còn nhiều ước mơ, khát vọng, hoài bão”. Diva Thanh Lam ngạc nhiên trước cách nhạc sĩ Phó Đức Phương bình tĩnh đối diện với bệnh tật

Diva Mỹ Linh là một trong những cái tên thể hiện xuất sắc các tuyệt phẩm của nhạc sĩ Phó Đức Phương. Nói về người nhạc sĩ đáng kính, nữ Diva dành cho ông những mỹ từ: ‘Tôi nhớ mãi đôi mắt sáng rực và nụ cười ngoác đến mang tai của chú khi vào viện thăm cách đây 10 ngày. Nhạc sĩ kể chi tiết từ lúc vào đây thế nào, đi thử máu ra sao… rất lạc quan.

Tôi nhận thấy ở chú là sự thân quý dành cho đồng nghiệp. Tôi nhớ lại những ngày hai chú cháu tập hát với nhau khuya sớm, đó là những ca khúc Chảy đi sông ơi, Trên đỉnh Phù Vân, chú đã truyền cho tôi một cách sống tích cực. Tôi tin chắc, năng lượng này sẽ giúp chú Phương vượt qua bạo bệnh”.

Trong mắt con gái đầu của nhạc sĩ Phó Đức Phương, ông là một người cha tận tuỵ, nhất mực yêu thương con. Trong âm nhạc, ông là người khó tính, luôn yêu cầu các ca sĩ một cách khắt khe nhất. Nhưng, đó là nhạc sĩ Phó Đức Phương của công việc, còn bố Phó Đức Phương lại hoàn toàn khác. “Ông không khắt khe với con cái. Ông luôn coi con cái là bạn của mình, xưng hô mình – tớ với con cái.

Điều đó đã mang đến sự thoải mái cho chúng tôi. Ba chị em không có cảm giác bố là nghệ sĩ lớn mà là ông bố yêu con bình dị như bất cứ ai khác. Khi bố đang nằm trên giường bệnh thì bạn bè, đồng nghiệp và chúng tôi đã quyết định tổ chức đêm nhạc Khúc hát phiêu ly cho bố, nghe được thông tin này, ông vui lắm.

Nếu sức khoẻ cho phép, bố sẽ xuất hiện trên sân khấu. Mặc dù ông đang nằm trên giường bệnh nhưng vẫn “chỉ đạo” chương trình, vẫn có những ý kiến đóng góp cho chương trình”, chị Phó Vũ Thư tâm sự.

Phó Đức Phương được biết đến là nhạc sĩ hàng đầu của âm nhạc đương đại. Cùng với Nguyễn Cường, Trần Tiến và Dương Thụ, họ tạo nên “bộ tứ sông Hồng”.

Ông luôn xưng hô với người quen bằng cậu – tớ, mình – tớ cho dù người đó ít tuổi hơn. Ở tuổi ngoài 70 nhưng ông vẫn tràn đầy tình yêu với âm nhạc. Khi bị hỏi xoáy, ông vẫntếu táo dặn “đừng có đưa lên báo nhé”. Ông né tránh việc bị khai thác chuyện đời tư bằng cái xua tay và thật thà một cách ngắn gọn “Thôi chuyện riêng tư thì nên giữ cho mình”.